Lăng Bác và Quảng Trường Ba Đình
1. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cả cuộc đời của Người là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Bác đã ra đi nhưng tâm hồn, suy nghĩ, nhân cách, lối sống của Người vẫn còn mãi. Để tưởng nhớ Bác, ghi nhớ công ơn của Người, nhà nước, nhân dân Việt Nam đã xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như một sự ghi dấu đối với con người vĩ đại ấy.
Trong di nguyện của Bác, Bác muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước nhưng với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, bộ chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng. Vì lẽ đó, lăng Bác nghiễm nhiên chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam cũng như với bạn bè quốc tế.
Cấu trúc Lăng Bác
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng theo phương châm “dân tộc và hiện đại”, “trang nghiêm nhưng giản dị”. Cấu trúc Lăng chia làm 3 phần. Phần nền xây kiểu bệ tam cấp theo phong cách cổ truyền của kiến trúc Việt Nam. Phần thân Lăng cả 4 mặt đều có cột để tạo ra các khoảng trống tựa như các gian của những ngôi nhà 5 gian. Phần mái Lăng hình vát giật tam giác gợi lên nét kiến trúc cổ kính đình chùa. Toàn bộ khối Lăng được kết cấu bằng bê tông cốt thép và ốp đá quý cả trong lẫn ngoài. Lăng Chủ tịch mang dáng vẻ một bông sen đang hé nở. Trước Lăng là cột cờ Tổ quốc nằm trên đường Hùng Vương.
Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía Đông. Hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh. Và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ được kéo lên vào lúc 6 giờ sáng và hạ xuống lúc 9 giờ tối. Thẳng tiếp qua sân cỏ là đường Bắc Sơn, trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là tượng đài Liệt Sỹ.
Vật liệu xây dựng Lăng Bác
Vật liệu xây Lăng Bác đến từ mọi miền tổ quốc, là tình cảm yêu mến của dân với Bác. Cát được lấy từ các con suối Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về. Đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa, đá đỏ núi Non Nướ. Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý.
Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên thời ấy còn tổ chức những hoạt động như mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Bác do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.
Cửa lăng Bác làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”. Chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng. 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý. Do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam – Đà Nẵng, và bộ đội Trường Sơn gửi ra.
Do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện.Liên Xô cũng gửi hai vạn tấm đá hoa cương và cẩm thạch mài nhẵn để trang trí cho Lăng. Vì thế mà nét đẹp, phong cảnh nơi lăng Bác đậm nét mà gần gũi với người dân Việt Nam. Trên đỉnh lăng là hàng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm của Cao Bằng.
Lịch tổ chức viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ ngày mở cửa Lăng (29/8/1975) đến nay đã có hơn 55 triệu lượt người vào Lăng viếng Bác. Trong đó có gần 10 triệu lượt khách quốc tế. Ngoài việc tổ chức lễ viếng, trước Lăng và Quảng trường Ba Đình. Còn diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước như các lễ diễu binh, diễu hành. Các ngày lễ lớn và nhiều sinh hoạt chính trị, văn hóa như lễ báo công, lễ giao ước thi đua, lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ khác.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần. Vào các buổi sáng, từ thứ ba đến thứ Bảy và Chủ nhật. Mùa hè từ 7h30 đến 10h30, mùa đông Từ 8h00 đến 11h00. Ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút. Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: Tháng 10 và 11.
Khách viếng thăm phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề. Không đem máy ảnh, tẳt máy điện thoại di động, các chất gây cháy nổ…. Để đảm bảo công tác an ninh và giữ trật tự trong lăng. Vào thăm Bác trong lăng, trong lòng luôn chan chứa biết bao cảm xúc. Là con cháu Việt Nam, chúng ta hãy học tập thật tốt để mai sau gìn giữ và phát triển đất nước.
2. Quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình Hà nội – nơi hồn thiêng của Thủ đô
Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam. Nằm trên đường Hùng Vương, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quảng trường Ba Đình có khuôn viên rộng với nhiều ô cỏ lớn là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, xen giữa là lối đi rộng 1,4 m. Giữa Quảng trường là cột cờ Tổ quốc.
Trước đây, Quảng trường là một khu vực nằm trong phạm vi Hoàng thành Thăng Long. Năm 1894, khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội. Và xây một vườn hoa nhỏ gọi là Quảng trường Tròn hay còn gọi là Quảng trường Pugininer. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Quảng trường Tròn được đặt tên là Vườn hoa Ba Đình hay Quảng trường Ba Đình.
Tại đây, ngày 02 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời gian Pháp tạm chiếm Hà Nội (1947-1954), Phủ Toàn quyền Pháp đổi tên quảng trường là Vườn hoa Hồng Bàng. Năm 1954, quân ta về tiếp quản thủ đô và nơi đây lại được trả lại tên Quảng trường Ba Đình.