Giới thiệu về Hồ Gươm
Khái quát về Hồ Gươm
Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều lời, giới thiệu về Hồ Gươm. Đây không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử mà còn là danh thắng bậc nhất của Thủ đô. Dường như những gì tinh túy nhất của vùng đất nghìn năm văn hiến đều quy tụ ở đây. Vẻ đẹp của hồ đã làm say mê bao tâm hồn nghệ sĩ, thi ca. Làm du khách bốn phương không khỏi trầm trồ, thích thú. Nếu muốn khám phá địa danh này trong chuyến du lịch Hà Nội. khachsandichvong.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất để hiểu hơn về thắng cảnh giữa lòng thành phố xinh đẹp này.
Hồ Gươm có diện tích 12 ha, kéo dài 700 m theo hướng Nam Bắc và rộng 200 m theo hướng Đông Tây. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Cũng là “điểm hẹn” của người dân lẫn du khách. Giới thiệu về Hồ Gươm, vị trí tọa lạc Không quá lời khi giới thiệu về Hồ Gươm. Hồ nước sở hữu vị trí đắc địa nhất Thủ đô, nằm ngay ở trung tâm quận Hoàn Kiếm. Hồ là một khu vực, kết nối giữa ba khu phố lớn là Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng và Hàng Khay. Từ vị trí này, du khách có thể dễ dàng di chuyển sang các con phố khác như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Cầu Gỗ, Lò Sũ,… Xa hơn một chút, bạn còn đến được với Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Bài, Nhà Thờ,…
Lịch sử Hồ Gươm Hà Nội
Mỗi lần giới thiệu về Hồ Gươm. Không mấy ai nhắc đến các dịch vụ du lịch như tham quan, ăn uống, vui chơi – giải trí. Mà điều đầu tiên họ nói đến chính là lịch sử, các giai đoạn gắn với sự hình thành của nó.
Thực chất hồ đã có từ rất lâu, chừng vài nghìn năm trước đó. Song trước khi có tên gọi chính thức như hiện nay, thì hồ có rất nhiều cái tên gắn với nhiều câu chuyện khác nhau. Đó là hồ Lục Thủy (do nước hồ xanh biếc quanh năm). Hồ Thủy Quân (bởi nơi đây từng là nơi triều đình dùng để diệt thủy binh). Còn cái tên Hồ Hoàn Kiếm có từ thuế kỷ 15. Gắn liền với truyền thuyết Lý Thái Tổ trả thanh gươm cho Rùa thần, sau khi mượn đánh tan giặc Minh.
Vào một ngày đẹp trời, khi vua Lý Thái Tổ cùng quân thần dạo chơi trên hồ. Chợt rùa vàng nổi lên đòi lại thanh gươm. Ngài đưa gươm vào miệng rùa, rùa ngậm chặt rồi lặn sâu xuống đáy hồ, không nổi lên nữa. Từ đó hồ được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, vào thế kỷ 16. Chúa Trịnh lại cho ngăn hồ thành hai phần tả – hữu và lấy tên là Vọng. Đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp san lấp để mở rộng địa phận cho Hà Nội, hồ Tả Vọng thì vẫn được giữ lại và gọi tên như bây giờ.
Hồ Gươm – ”Hồ Hoàn Kiếm”
Hồ Gươm được rất nhiều người yêu thích bởi không gian cùng những dấu ấn văn hóa, lịch sử. Nơi đây với sự hài hoà giữa thiên nhiên, kiến trúc không gian đã trở nên đặc biệt, cuốn hút. Đối với người dân Thủ đô thì hồ là một địa điểm quen thuộc để đi dạo. Hồ còn là nơi yên bình để tạm xa bầu không khí náo nhiệt của phố thị. Hồ Gươm luôn mang đến cho chúng ta một cảm giác bình yên.
Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội là một địa điểm lý tưởng bốn mùa. Vào mùa xuân, hồ rực rỡ trong sắc hồng của hoa đào và những lễ hội truyền thống. Mùa hè với những cơn gió lồng lộng xua đi cái nóng oi bức. Thu đến, hồ trở nên lãng mạn trong tiết trời se lạnh và những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo. Đông sang, những chiếc lá vàng bay lộng lẫy, những giọt mua phùn phảng phất. Dường như mùa nào cũng đủ sức lôi cuốn tâm hồn du khách.
Du lịch hấp dẫn tại Hồ Gươm
Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đến du lịch Hà Nội. Nằm trên một hòn đảo ở phía bắc của Hồ Hoàn Kiếm. Đền Ngọc Sơn được nối với phần bờ bằng cây cầu Thê Húc sơn màu đỏ tươi nổi bật.
Đến đền Ngọc Sơn, du khách được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt tác, đầy hoài cổ. Được ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm đẹp lung linh huyền ảo. Và tìm hiểu về văn hóa cũng như các câu chuyện ít người biết gắn liền với lịch sử của đền.
Đền Ngọc Sơn – Tuyệt tác kiến trúc giữa đất kinh kỳ.
Cầu Thê Húc
Cùng với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc là biểu tượng cho nét đẹp quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Với kiến trúc xây dựng độc đáo cùng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Cầu Thê Húc đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của mỗi du khách khi đến du lịch Hà Nội.
Khi mới khởi công, cầu Thê Húc có thiết kế uốn cong hình con tôm. Được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ – màu của sự sống, phồn vinh, thịnh vượng. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy và được xây mới với chân làm bằng xi măng cốt thép. Sàn và lan can bằng gỗ và vẫn giữ lại màu đỏ đặc trưng.
Tên cầu Thê Húc có ý nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.
Vườn hoa, tượng đài Lý Thái Tổ
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng. Công trình này được xây dựng nhằm tưởng nhớ, tôn vinh vua Lý Thái Tổ. Người đặt nền móng xây dựng kinh thành Thăng Long.
Không chỉ là công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử, vườn hoa và tượng đài Lý Thái Tổ còn là điểm đến yêu thích của người dân địa phương cũng như du khách vào mỗi buổi chiều muộn.
Sau khi tham quan các điểm đến trong di tích đền Ngọc Sơn. Du khách có thể dạo bộ đến đây để ngắm nhìn cuộc sống bình yên của người dân thủ đô. Để cảm nhận một Hà Nội rất khác so với hình ảnh đông đúc, xô bồ thường gặp.
Vườn hoa, tượng đài Lý Thái Tổ – Điểm đến yêu thích của người dân địa phương và du khách.
Nhà hát Múa Rối Nước Thăng Long
Đây là một trong những nhà hát múa rối truyền thống vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Luôn mang đến cho khán giả những màn trình diễn đầy màu sắc nghệ thuật truyền thống ấn tượng.
Những màn trình diễn rối nước đặc sắc không chỉ được du khách và người dân địa phương yêu thích. Mà còn trở nên nổi tiếng khắp năm châu và tham dự nhiều liên hoan nghệ thuật trên toàn thế giới.
Du khách nên đặt vé trước vì nhà hát luôn rất đông khách.
Phố đi bộ hồ Gươm
Mặc dù chỉ mới chính thức hoạt động, song phố đi bộ quanh hồ Gươm đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều người dân thủ đô cũng như khách thập phương đến du lịch Hà Nội vào mỗi dịp cuối tuần.
Phố đi bộ Hồ Gươm đông vui nhất là sau khoảng 7 giờ tối vào 2 ngày thứ 7 và chủ Nhật. Lúc thành phố vừa lên đèn, phố đi bộ đông đúc người qua lại với đủ trò chơi, hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi động, hấp dẫn.
Tiêu biểu nhất phải kể đến những tiết mục âm nhạc đường phố với đủ thể loại như kèn saxophone, sáo, violon, chèo, cải lương, nhạc EDM, rock… Cảm giác được dạo những bước chân lững thững giữa không gian thoáng đãng không khói bụi, còi xe. Thả hồn theo những bài hát, giai điệu yêu thích đúng là không còn gì tuyệt vời hơn.
Ngoài ra những trò chơi dân gian, hiện đại vô cùng thú vị như ô ăn quan, nhảy dây, đánh chuyền… Không chỉ khiến các em nhỏ mà cả thanh niên, người lớn tuổi đều vô cùng thích thú.
Bên cạnh nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt, ở một góc nào đó của phố đi bộ vẫn có những không gian mang nhiều nét hoài niệm Hà Nội cổ với quầy bán tò he, đèn ông sao, gánh hàng rong đầy quà bánh xưa.
Phố đi bộ Hồ Gươm rất đông đúc vào những tối cuối tuần.